top of page
  • Ảnh của tác giảTedward

Toàn Cảnh Sự Kiện The Merge của Ethereum - Thị trường hồi hợp chờ đợi

Đã cập nhật: 22 thg 8, 2022

The Merge có lẽ là sự kiện được quan tâm nhất trong thời gian tới bởi lẽ đây là sự kiện quyết định số phận của Ethereum sẽ đi về đâu. Sự kiện được diễn ra vào thàng 9 sắp tới, có nhiều ý kiến cho rằng việc chuyển sang The Merge sẽ ảnh hưởng rất lớn đến Ethereum.Trong bài viết dưới đây là một số thông tin mình tìm hiểu được, các bạn cùng tìm hiểu nhé!


Nội dung chính



Một số vấn đề của Ethereum

Có thể thấy nhu cầu sử dụng DeFi và NFTs đã bùng nổ mạnh mẽ vào năm 2021 với số lượng giao dịch đã tăng vọt như thế nào.


Tuy nhiên, điều này cũng gây ra một số tác dụng phụ tiêu cực như sau:

  • Phí Gas cao: Sự phổ biến của chuỗi đi kèm với một nhược điểm. Phí thường tăng khi tắc nghẽn mạng tăng lên, do đó việc xử lý giao dịch trở nên khó khăn hơn.

  • Sự tắc nghẽn mạng: Giao tiếp giữa các node không tối ưu. Do đó, việc thực thi hợp đồng thông minh bị chậm lại.

  • Sử dụng năng lượng: Cơ chế đồng thuận PoW không thân thiện với môi trường như tùy chọn PoS sắp tới.

  • Dung lượng đĩa: Việc chạy một nút trở nên khó khăn hơn vì mạng quá lớn.

  • Giá GPU: Để khai thác ETH, bạn card màn hình(GPU) đắt tiền. Điều này dẫn đến sự khan hiếm đơn vị GPU và tăng giá. Với PoS, sẽ không cần sử dụng đến GPU nữa.



The Merge là gì?


The Merge (hay còn gọi là Ethereum Merge) là sự kiện nâng cấp của mạng Ethereum khi chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (POW) sang Proof-of-Stake (POS). Khi bản nâng cấp được hoàn thành, chuỗi Ethereum 2.0 sẽ được ra đời với sự hợp nhất giữa chuỗi Ethereum hiện tại và chuỗi Beacon.


Đây dự kiến sẽ là một bước đột phá trong hành trình phát triển của hệ sinh thái Ethereum, những cải tiến trong công nghệ Sharding cũng sẽ giúp cho chuỗi Ethereum yêu cầu ít tốn tài nguyên, nhanh hơn, mở rộng dễ dàng nhưng vẫn có thể phần nào giữ được khả năng bảo mật. Theo đó, các miners sẽ không thể tiếp tục đào ETH nữa, mà thay vào đó, nếu như muốn nhận được ETH thì sẽ phải stake ETH vào các validator.




Proof-of-Work và Proof-of-Stake là gì?


Proof-of-Work (PoW) là quá trình các thợ đào xác thực, tổng hợp các giao dịch và thông báo (broadcast) chúng tới mạng lưới các node trên blockchain Bitcoin. Việc tổng hợp giao dịch này đòi hỏi thợ đào phải cạnh tranh với nhau để tìm ra một hàm băm mã hóa (cryptographic hash) hợp lệ. Vậy nên mới có cái tên Proof-of-Work – bằng chứng cho thấy thợ đào đã tiêu tốn năng lượng để đi tìm hàm băm mã hóa và giành quyền tổng hợp và xác thực giao dịch.


Trái lại, để giải quyết vấn đề tiêu hao năng lượng của Proof-of-Work, với Proof-of-Stake (PoS), mạng lưới sẽ dựa vào số dư ETH mà validator đang stake vào mạng lưới để chọn ra người có thể giành quyền xác thực giao dịch và nhận về phần thưởng (reward).


Ý tưởng là vậy nhưng thực tế, nó đã kéo dài tới những 6 năm, và chặng đường này đang đi đến hồi kết để mở ra một chương mới trong lịch sử của Ethereum – lịch sử mang tên Proof-of-Stake.

Chặng đường tới The Merge
Chặng đường tới The Merge

The Merge sẽ mang lại thay đổi gì cho Ethereum


Nhiều bên liên quan trong lĩnh vực tiền mã hóa đang rất mong đợi Ethereum sẽ bùng nổ mạnh mẽ với sự kiện The Merge này. Cho thấy được vài trò của Ethereum là đã đóng góp rất lớn vào sự phổ biến của không gian tiền mã hóa. Tất cả những người sử dụng ví MetaMask cho DeFi, dApps hoặc NFTs đều biết nhiều về tầm quan trọng của Ethereum. Cùng với đó đem lại lợi ích cho nền tảng Ethereum nói riêng và lĩnh vực Blockchain nói chung như:

  • Nhiều người dùng hơn có cơ hội trở thành Validator.

  • Sự tham gia chung vào Ethereum sẽ tăng lên.

  • Mọi người sẽ quan tâm hơn đến blockchain nói chung.

Nguồn cung ETH tiếp tục giảm phát


Ngoài ra, việc chuyển đổi của Ethereum sang mạng POS (bằng chứng cổ phần) với cơ chế Staking Ethereum là một yếu tố thay đổi cuộc chơi. Nó cũng cung cấp một loạt các lợi thế cho người nắm giữ ETH . Nó cũng sẽ giảm việc phát hành ETH mới và phát hành phần thưởng ở các khối thấp hơn. Theo ước tính, việc này sẽ giúp giảm lạm phát của ETH từ 4%/năm xuống chỉ còn 1%/năm.

Hai nguồn cung chính của ETH ở thời điểm hiện tại đến từ:

  • Hơn 90% từ Block Reward (2ETH/block) trên Ethereum Mainnet (13,000 – 13,500 ETH/ ngày)

  • Khoảng 10% đến từ staking reward trên Beacon Chain (khoảng 1,600 ETH/ ngày)

Song song với việc phát hành ra ETH mới thông qua block reward, thì EIP-1559 được thông qua trên Ethereum Mainnet cũng đồng thời thực thi cơ chế đốt base fee (phí tối thiểu để đưa một giao dịch vào block trên mạng Ethereum) với tỉ lệ lên đến 80-85% tổng phí gas của mỗi giao dịch được thực hiện.


Lợi nhuận staking ETH


Với cơ chế đồng thuận PoW, tất cả phần thưởng khối, tiền tip và Giá trị có thể trích xuất tối đa (Maximal Extractable Value – MEV) sẽ được chuyển đến tay thợ đào. Sau khi The Merge hoàn tất, tất cả doanh thu này sẽ được chuyển cho các stakers, thu nhập của các ETH staker sẽ bao gồm:

  • APR cơ bản từ block reward.

  • APR từ Tip fee (Priority fee) – phí ưu tiên giao dịch.

Nếu Tip fees tăng mạnh thì APR tổng thể của các ETH Staker cũng sẽ tăng mạnh. Con số này lại phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:

  • Số lượng ETH Staked.

  • Gas fee trên Ethereum network.

  • Tỷ lệ Base burn / Total fee.

Như đã nêu ở trên, MEV và tiền tip sẽ chuyển đến validators sau The Merge. Nhưng hiện nay, các nhà đầu tư chỉ kiếm được phần thưởng cho việc xác thực Beacon Chain – hiện dao động khoảng 1.500 ETH mỗi ngày. Lợi nhuận staking hiện tại có thể được tính bằng:


Thu nhập validator/ngày x 365) / tổng số ETH đã staking Ví dụ: ((1.500 * 365) / 11.666.359) = 4,69% APR.

Tuy nhiên, sau khi The Merge hoàn tất, APR staking có thể được tính bằng cách:


((MEV + Tip + phần thưởng khối theo ngày) x 365) / tổng số ETH đã staking Ví dụ: (((1.500 + 325 + 1.452) * 365) / 11.666.359) = 10,25%.

Tỷ lệ staking phụ thuộc nhiều vào tổng số lượng ETH đã staking. Khi con số này tăng lên, phần thưởng staking sẽ giảm xuống trong khi lượng ETH phát hành tăng lên và ngược lại. Đáng chú ý là phần thưởng của khối xác thực không theo tỷ lệ 1:1 do càng nhiều ETH được staked, mà thay vào đó nó giảm dần như được hiển thị trong hình sau:


Giảm 99.95% năng lượng để vận hành Ethereum


Hiện tại, Ethereum sử dụng cơ chế PoW để thực hiện việc xác thực các giao dịch diễn ra trong mạng lưới. Theo một số thông tin trên Ethereum Foundation Blog, mức tiêu thụ năng lượng của Ethereum Mainnet tương đương với một số quốc gia quy mô trung bình.


Tuy nhiên, sau khi The Merge xuất hiện, các chuyên gia trong ngành nhận định rằng mức tiêu thụ điện năng của Ethereum giảm rất nhiều để vận hành Ethereum giảm 99.95%, tương đương mức giảm 2000 lần. Infographic bên dưới đây là một so sánh thú vị, có thể làm nổi bật sự thay đổi về mức tiêu thụ điện năng của ETH PoW và ETH PoS.


Tối ưu hóa hệ sinh thái


Sau khi sự kiện The Merge mainet thành công toàn bộ hệ thống Ethereum sẽ chuyển sang PoS, giúp cho mạng lưới được cải thiện về tốc độ giao dịch, khả năng mở rộng nhằm giúp mạng lưới cải thiện hiệu năng đáng kể.

Bên cạnh đó, một trong những người hưởng lợi chính từ việc The Merge thành công sẽ là các dự án trên Ethereum. Khi chi phí giao dịch rẻ, tốc độ giao dịch nhanh hơn, sẽ giúp mạng lưới giảm bớt sự phụ thuộc vào các giải pháp Layer 2 từ đó sẽ hạn chế các nguy cơ về hack/exploit với các ứng dụng Bridge. Người dùng sẽ quay lại với DeFi, GameFi và NFT trên Ethereum, từ đó tạo ra dòng tiền mới trong hệ sinh thái, đưa cả các dự án lẫn bản thân Ethereum tăng trưởng.




Các giai đoạn hình thành Ethereum 2.0

  • Giai đoạn 0: Thử nghiện Beacon chain và hoàn thiện cơ chế PoS trên mạng lưới Ethereum => Đã hoàn thành

  • Giai đoạn 1: Hoàn thiện Shard chains để cải thiện khả năng mở rộng trên mạng lưới => Đang hoàn thiện

  • Giai đoạn 1.5: (The Merge) Hợp nhất 2 mạng lưới PoW và PoS thành một mạng lưới Ethereum 2.0 => Dự kiến tháng 9/2022

  • Giai đoạn 2: Cải tiến tài khoản, giao dịch và hợp đồng thông minh của mạng lưới => Sau sự kiện The Merge


Các giai đoạn unlock The Merge

Ethereum 2.0 vận hành theo cơ chế Proof-Of-Stake chính vì vậy để đảm bảo cho mạng lưới được hoạt động khi sự kiện diễn ra, mỗi người dùng phải đảm bảo stake tối thiểu 32 ETH để tham gia vào mạng lưới.


Đầu tiên, anh em cần hiểu rằng giai đoạn The Merge hoàn toàn không đồng nghĩa với việc sẽ có một lượng ETH lớn được rút ra và xả vào thị trường. The Merge hoàn toàn không mở khóa, rút ETH khỏi mạng lưới. Việc mở khóa sẽ được thực hiện sau giai đoạn này một khoảng thời gian từ 6 – 12 tháng. Vì vậy, số ETH đang stake và phần thưởng sẽ còn bị khóa trong một thời gian dài.


Điều này có nghĩa là việc rút ETH sẽ không bị mở khóa ồ ạt mà được thực hiện lần lượt.

Theo cơ chế, để unstake ETH, các validator phải thoát khỏi tập hợp validator đang hoạt động trước. Tuy nhiên, trong mỗi chu kỳ (epoch), sẽ có giới hạn về số validator được thoát ra, điều này để đảm bảo luôn có validator hoạt động để duy trì mạng lưới.


Theo thống kê, hiện trên ETH 2.0 đang có đến 417.000 validator (tính cả validator đã active hoặc đang pending).



Nếu The Merge thất bại, chuyện gì sẽ xảy ra?


Nhà phát triển Ethereum cho rằng việc hợp nhất có thể diễn ra sớm nhất vào tháng 9 năm 2022. Tuy nhiên, ông thú nhận rằng bản chất kỹ thuật của The Merge khiến việc đặt ngày ra mắt chính xác là rất khó.


Nếu được triển khai thành công vào tháng 9 này thì cột mốc cuối cùng mà Ethereum cần đạt được là ETH 2.0. Đây cũng là bản nâng cấp chuỗi phân đoạn, dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2023. Mặc dù The Merge không thể giải quyết ngay lập tức khả năng mở rộng, nhưng sẽ là bước đệm cho chuỗi phân đoạn Shard Chain sử dụng cơ chế PoS để chính thức đi vào hoạt động.


Sau nhiều lần trì hoãn, vấn đề của sự kiện The Merge chỉ còn là thời gian khi các nhà phát triển Ethereum đã hoàn thành 2 trong 3 mạng testnet đó là Ropsten và Sepolia. Hiện chỉ còn lại testnet Goerli sẽ được khởi chạy trong thời gian tới. Ngoài ra, sự hoạt động ổn định của Beacon Chain cũng ngầm khẳng định khả năng thành công của The Merge là khá cao. Vì vậy, khả năng việc hợp nhất bị thất bại sẽ rất khó xảy ra.


Tuy nhiên, nếu việc hợp nhất thất bại thì sẽ có 02 phiên bản blockchain và 02 token ETH riêng biệt chạy song song trên cùng một hệ thống. Điều này được dự đoán là sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá của ETH cũng như tâm lý của những nhà đầu tư.


Các sàn giao dịch tập trung CEX đã thông báo gì cho sự kiện?


Không nằm ngoài sự kiện, các sàn giao dịch tập trung như Binance, Huobi, Kucoin, MEXC,... đều cho staking ETH để nhận lãi suất từ 4% APR tùy các sàn.


ETH đã staking sẽ không thể được rút cho đến khi mạng lưới đã thiết lập xong các Shard Chain. Điều này có nghĩa là ETH của bạn sẽ được staking cho đến khi Giai đoạn 1 hoàn tất. Tuy nhiên, Các sàn sẽ sử dụng BETH là phiên bản token hóa BETH đại diện cho số tiền ETH bạn đã staking theo tỷ lệ 1:1, để bạn có thể tiếp tục giao dịch và rút số tiền đã bị khóa lại. Bạn có thể đổi BETH về lại ETH khi Giai đoạn 1 của ETH 2.0 được triển khai, khi đó bạn sẽ được nhận lại một lượng Ethereum ngang bằng với số dư BETH của mình.



Tổng kết


Sự kiện The Merge có lẽ là một nhân tố có thể kéo thị trường lên trong thời gian tới nếu nó thành công tốt đẹp. Có thể nói đây là một trong sự kiện quan trọng không chỉ riêng cho Ethereum mà còn cho cả thị trường Ctypto. Hãy cùng đón chờ vào tháng 9 The Merge liệu có thành công hay hay không nhé.


Trên đây là toàn bộ thông tin về Toàn Cảnh Sự Kiện The Merge của Ethereum. Mong những thông tin này có thể cung cấp phần nào thắc mắc của bạn về sự kiện này. Chúc các bạn thành công trong con đường đầu tư sắp tới.


Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin không phải là lời khuyên đầu tư.


**Liên hệ với TCoin qua:

Group Chat Telegram: https://t.me/Tcoin101

Channel Telegram: https://t.me/Tcoin101_News


**Tạo tài khoản qua link giới thiệu của Tcoin để được giảm 10%-30% phí giao dịch nhé:

Sàn Bybit (trading, launchpad): https://partner.bybit.com/b/Tcoin101

Sàn gate (nhiều coin/token): https://www.gate.io/ref/5191699

Sàn FTX (trading): https://ftx.com/#a=30673615


Tcoin - Kênh chia sẻ Crypto Kênh chia sẻ về Crypto - https://tcoin101.com


14 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Tin tức
Đăng nhập để kết nối với các thành viên
Xem và theo dõi các thành viên khác, để lại bình luận và hơn thế.
bottom of page