top of page

Defi 2.0 là gì ? Hướng dẫn tìm hiểu Defi 2.0 dành cho người mới

Gần đây, cụm từ “DeFi 2.0” nổi lên như một hiện tượng trong giới crypto. Nhiều người bàn tán về việc DeFi 2.0 sẽ thay đổi thế giới tiền điện tử như thế nào. Hãy cùng TCoin khám phá xem các đặc điểm của DeFi 2.0 là gì nhé!


1. DeFi 2.0 là gì?

Thuật ngữ Decentralized Finance (DeFi) dùng để chỉ nền tài chính phi tập trung hay tài chính mở. Khi tận dụng sức mạnh của blockchain, DeFi đã cho phép người dùng tiếp cận, truy cập và sử dụng ứng dụng tài chính ở bất kì đâu, bất cứ nơi nào mà không cần chịu sự chi phối từ cá nhân hay tổ chức.


2. Ai kiểm soát DeFi 2.0?

Với tất cả các tính năng và trường hợp sử dụng này, thật đáng để hỏi ai kiểm soát chúng? Vâng, luôn có một xu hướng phân quyền với công nghệ blockchain. DeFi cũng không khác. Một trong những dự án đầu tiên của DeFi 1.0, MakerDAO (DAI), đã thiết lập một tiêu chuẩn cho phong trào. Giờ đây, việc các dự án mang lại tiếng nói cho cộng đồng của họ ngày càng phổ biến.

Nhiều mã thông báo nền tảng cũng hoạt động như mã thông báo quản trị cung cấp cho người nắm giữ quyền biểu quyết. Thật hợp lý khi kỳ vọng rằng DeFi 2.0 sẽ mang lại sự phân cấp hơn cho không gian. Tuy nhiên, vai trò của việc tuân thủ và quy định đang trở nên quan trọng hơn khi họ bắt kịp DeFi.


3. Sự khác biệt của DeFi và CeFi

Centralized Finance viết tắt là CeFi thuật ngữ dùng để chỉ tài chính tập trung. Đối với CeFi những hoạt động nào liên quan đến tài chính đều chịu sự kiểm soát và tuân thủ các quy định của bên thứ ba. Ở CeFi có những hạn chế như:

  • Quyền lực tập trung vào một nơi và bất kỳ hành động nào của bạn cũng cần phải xin phép.

  • Không đảm bảo tính minh bạch

  • Hạn chế về sự tín nhiệm

Mặc dù những hạn chế này không đại diện cho tất cả, nhưng đây cũng là những vấn đề quan trọng mà DeFi cần giải quyết. Hướng đi của DeFi là hoàn toàn khác với mô hình tập trung, cụ thể là:

  • Tài sản truyền thống sẽ được thay bằng các đồng coin

  • Các tổ chức, ngân hàng, nhà nước sẽ được thay thế bởi công nghệ Blockchain

  • Chỉ cần sở hữu thiết bị được kết nối với Internet là có thể tiếp cận được với tài chính phi tập trung.

Tóm lại, mục tiêu của DeFi là tạo ra một hệ thống tài chính mới, dân chủ hóa hệ thống hiện tại để trở nên công bằng hơn, thông qua việc sử dụng các giao thức mở và dữ liệu minh bạch.


4. Một số hạn chế của DeFi hiện tại

Khả năng mở rộng (Scalability): Phí gas của phiên bản hiện tại vẫn còn rất đắt và tốn nhiều thời gian


Thanh khoản (Liquidity): Lượng thanh khoản của phiên bản DeFi còn ở mức thấp và chưa đạt được nhiều hiệu quả như mong đợi.


Sự tập trung (Centralization): Tính tập trung vẫn còn tồn tại trong một số bộ phận nhỏ. Nói cách khác, DeFi hiện tại yếu tố “De” vẫn còn ít.


Tính bảo mật (Security): Bởi nền tảng là thị trường phi tập trung nên vẫn có nhiều rủi ro không mong muốn. Đối với việc bảo mật vẫn chưa thực sự được quan tâm.


Oracle attack: Bản chất của DeFi là phụ thuộc nhiều vào Oracle. Tuy nhiên, nhiều dự án vẫn chưa thực sự hiểu rõ và còn xem nhẹ việc lựa chọn đúng Oracle để tích hợp. Điều này dẫn đến kết quả có nhiều dự án phải chịu thiệt hại từ các vụ tấn công liên quan.


Hiệu quả sử dụng vốn (Capital efficiency): DeFi với nhiều sự đột phá từ công nghệ blockchain đã giúp người dùng tận dụng vốn một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, vẫn còn một lượng lớn tài sản chưa được khai thác triệt để, dẫn đến hạn chế nhiều tiềm năng phát triển mới cho DeFi.


5. DeFi 2.0 - Giải pháp cho hạn chế của DeFi

Thực ra DeFi 2.0 đã bắt đầu từ khi người dùng và dự án nhận thấy những điểm hạn chế của DeFi và phát triển các giải pháp liên quan. Mỗi giải pháp của những hạn chế nổi bật tạo ra những con sóng tăng trưởng mạnh mẽ vì đó là những thứ mà thị trường cần.

Ta cùng điểm lại những giải pháp của góp phần lớn cho sự phát triển của DeFi 2.0.


Tính thanh khoản (Yield)

Nhằm mục đích thu hút nhiều sự quan tâm từ người dùng và đặc biệt là dòng tiến mới tới DeFi. Phương pháp hiệu quả lúc này giúp họ tạo ra lợi nhuận là tạo ra những dự án gấp 10, 100, những đợt farm với APY lên đến vài chục nghìn, những airdrop retroactive trị giá khủng từ hàng nghìn cho tới hàng chục nghìn đô mới có thể góp phần thúc đẩy người dùng mới và tạo ra nguồn thanh khoản chất lượng cho thị trường.


Khả năng mở rộng (Scaling solutions)

Có lẽ đối với người dùng DeFi nói chung cũng như những ai mới tham gia vào thị trường nói riêng, việc tương tác với nền tảng Ethereum gặp rất nhiều trở ngại và khó khăn. Phí giao dịch đắt đỏ, thời gian chờ đợi lâu đã khiến rất nhiều nhà đầu tư nản lòng trước khi tham gia trải nghiệm DeFi.


Tính tập trung (DAO)

Người dùng tham gia vào mạng lưới DeFi ngoài việc gia tăng nguồn lợi nhuận, phần khác là do họ yêu thích sự tự do và không phải phụ thuộc, liên đới với các bên thứ ba. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều dự án hiện tại chịu sự kiểm soát bởi một nhóm nhỏ. Từ đó, việc này đã dần đánh mất niềm tin của người dùng với DeFi.

Để giải quyết vấn đề này, các dự án DeFi 2.0 sẽ được phát triển với mục tiêu đặt tính phi tập trung trước thảy và trên hết. Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) – nơi bất kỳ ai cũng có quyền biểu quyết, nêu lên tiếng nói của mình cho sự phát triển chung của toàn hệ thống – cũng đã ghi nhận và trân trọng sự tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt thời gian qua.


Hiệu quả sử dụng vốn (Hạn chế tiếp theo được quan tâm)

Vấn đề lớn hiện tại của DeFi là hầu hết số tài sản có được đều chỉ đứng im và không được khai thác một cách triệt để, chẳng hạn như:

  • AMM: Mặc dù AMM được xem là cội nguồn thanh khoản của nền tảng DeFi và thu hút rất nhiều TVL, hầu hết số tài sản hiện có lại chưa được tối ưu hóa.

  • Lending: Hiện nay, tỷ lệ tối ưu tài sản cho vay (Utilization ratio) vẫn còn thấp. Nói cách khác, trên thị trường người cho vay nhiều hơn số người vay.

  • Aggregator: Người tham gia sau khi gửi tài sản của mình vào các Aggregator và nhận lại token, số token đó gần như trở nên vô dụng khi không thể sử dụng để làm việc khác nữa.

  • Các yếu tố khác: mẫu hình farming hiện tại, tài sản không được đưa vào những pool,,…

6. Cần chuẩn bị gì cho DeFi 2.0 sắp tới?

Qua những chia sẻ trên, mọi người sẽ dễ dàng nhận thức được rằng việc các dự án về hiệu quả nguồn vốn sẽ có thể trở thành tiêu chuẩn mới cho thị trường trong tương lai sắp tới. Điều chúng ta cần làm bây giờ là hãy chuẩn bị kiến thức và tâm lý thật tốt để dẫn đầu xu hướng này.


Quan sát và chú ý nhiều hơn

Thay vì chỉ để tâm vào các chỉ số TVL, chúng ta nên đổi hướng tập trung sang cách mà dự án này đã tận dụng số TVL đó như thế nào. Mỗi một mô hình dự án sẽ có một cách tối ưu chỉ số TVL khác nhau và hãy đặc biệt chú ý đến tiêu chí này.


Tham khảo các dự án hiệu quả nguồn vốn đi trước

Mỗi mô hình sẽ có một cách tối ưu khác. Bạn có thể tham khảo thử một số dự án đã được triển khai sau để tích lũy thêm kinh nghiệm, vốn liếng cho mình, chẳng hạn như UniSwap v3 (UNI),Olympus DAO (OHM), Abracadabra (SPELL), Tokemak (TOKE), Curve (CRV), Convex (CVX), Popsicle Finance (ICE).


Hy vọng bài viết trên đã giúp anh em có cái nhìn đúng về DeFi 2.0 và hiểu được bản thân cần làm gì để chuẩn bị cho con sóng tới. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, anh em cứ thoải mái chia sẻ ở phần dưới bài viết, TCoin rất vui khi được giải đáp những thắc mắc của anh em.

>> Liên hệ với TCoin qua:

>> Tạo tài khoản qua link giới thiệu của Tcoin để được giảm 10%-30% phí giao dịch nhé:




5 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Tin tức
Đăng nhập để kết nối với các thành viên
Xem và theo dõi các thành viên khác, để lại bình luận và hơn thế.
bottom of page