Synthetic Asset là gì? Hướng dẫn tìm hiểu Synthetic Asset cho người mới
Cùng với sự phổ biến của các loại tài sản mới và tài chính phi tập trung trên blockchain nhằm đáp ứng cơ sở người dùng. Không nằm ngoài sự phát triển, synthetic asset (tài sản tổng hợp) là một danh mục được nhiều người quan tâm.
Synthetic asset không còn quá xa lạ trong lĩnh vực blockchain bởi nó cũng được ứng dụng trong tài chính truyền thống. Hãy cùng tìm hiểu thêm về synthetic asset trong bài viết dưới đây.
1. Synthetic Asset là gì?
Synthetic Asset trong thị trường tiền điện tử nghĩa là tài sản tổng hợp. Đây là một hình thức phát sinh hoàn toàn mới. Trong đó, phái sinh được hiểu là những tài sản dựa trên giá trị từ tài sản khác. Đặc trưng của phát sinh là hợp đồng tương lai và nhà đầu tư sẽ dự đoán giá của coin trong tương lai.

2. Lợi thế của Synthetic Asset
Synthetic Asset có những lợi thế độc đáo đến từ việc được xây dựng trên blockchain như:
Khởi tạo không cần cấp quyền: Với các blockchain công như đem đến cho người dùng khả năng xây dựng hệ thống synthetic asset của riêng họ.
Có thể truy cập và chuyển nhượng dễ dàng: Tự do về mặt chuyển nhượng và giao dịch là một trong những lợi ích quan trọng của Synthetic Asset.
Pool thanh khoản toàn cầu: Các blockchain vốn dĩ có tính toàn cầu, bất kỳ ai trên thế giới đều có thể tham gia.
Không có rủi ro bên thứ 3: Không có một bên thứ 3 làm trung tâm nào nào có đặc quyền kiểm soát blockchain cũng như các synthetic asset.

3. Có những loại Synthetic Asset nào?
Synthetix: Đây là dự án dựa trên nền tảng Ethereum, các nhà giao dịch có thể mua bán coin tổng hợp trên các nền tảng ngang hàng. Ngoài ra, với Synthetix thì bạn có thể truy cập vào Synthetic Asset đồng thời có thể giao dịch các tài sản khác ngoài coin như vàng, cổ phiếu và USD.

Abra: Đây là một nền tảng DeFi cho phép nhà đầu tư dùng tài sản của họ làm tài sản thế chấp để tạo Synthetic Asset. Ví dụ để hiểu rõ hơn về Abra: Nếu bạn mua cổ phiếu của Amazon với số tiền là 2.000$ thông qua Abra thì Abra sẽ khớp lệnh của bạn với 2.000$ bằng BTC so với giá cổ phiếu Amazon. Trong trường hợp giá cổ phiếu Amazon tăng thì số lượng BTC cũng sẽ tăng tương ứng trong tài sản của bạn và ngược lại.
Universal Market Access (UMA): Nền tảng DeFi cho các hợp đồng tài chính sử dụng cơ chế hợp đồng tương lai và smart contract để cung cấp trải nghiệm dịch vụ cho người dùng. Về bản chất thì UMA có thể tạo ra các sản phẩm tài chính sử dụng giao thức ERC20.

4. Rủi ro
Synthetic Asset mới được tạo ra gần đây trên Ethereum và DeFi, cho nên vẫn còn nhiều rủi ro gặp phải như:
Smart contract: Hacker có thể tấn công vào Synthetic Asset hoặc smart contract.
Quản trị: Các nền tảng Synthetic Asset đều được quản lý với người dùng DeFi cho nên chưa thể kiểm chứng được mức hiệu quả trên quy mô lớn hơn.
Oracle: Do Synthetic Asset hoạt động dựa trên oracle và nó tiềm ẩn các rủi ro về mặt niềm tin và khả năng thất bại nhiều hơn thành công
Nền tảng: Synthetic Asset được tạo ra trên Ethereum cho nên sẽ gặp tắc nghẽn trong hoạt động ở giờ cao điểm và chi phí giao dịch cao.
5. Tương lai của Synthetic Asset
Theo mình, hiện tại lĩnh vực Synthetic Asset trên DeFi vẫn còn đang ở những bước sơ khởi ban đầu với những công cụ phái sinh khá đơn giản.
Tuy nhiên, DeFi biến đổi và thích ứng rất nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn, những sản phẩm tài chính truyền thống đã mất nhiều năm trời mới có thể ra mắt và đi vào hoạt động, có thể được đưa lên DeFi chỉ trong vài tháng.
Tương lai của Synthetic Asset trong DeFi chính là như vậy. Chúng ta sẽ nhanh chóng thấy được những sản phẩm tài chính truyền thống mang độ phức tạp rất cao, ví dụ như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi, token nợ, token nợ của nợ,... xuất hiện trên DeFi.

Một fact nhỏ: Giá trị của các Synthetic Asset và Derivative trong tài chính truyền thống là cực kỳ lớn. Ước tính giá trị của tất cả các hợp đồng phái sinh vào năm 2017 là lên tới 1,2 triệu tỷ USD - một con số lớn hơn theo cấp số nhân so với giá trị bất động sản toàn cầu (217 nghìn tỷ USD), nợ toàn cầu (215 nghìn tỷ USD), thị trường chứng khoán toàn cầu (73 nghìn tỷ USD), tổng nguồn cung vàng của thế giới (7,7 nghìn tỷ USD). Thị trường Crypto còn khá mới và non nớt mà chúng ta đang tham gia, giá trị chỉ tầm 300 tỷ USD. Do đó, có thể thấy cơ hội phát triển của các Synthetic Asset trong DeFi là cực kỳ lớn.
Bên cạnh đó, vấn đề lớn của DeFi nói chung và Synthetic Asset hiện nay là về khả năng mở rộng của blockchain Ethereum. Cụ thể, tốc độ giao dịch có thể rất chậm và phí giao dịch cao không tưởng trong những thời điểm chúng ta cần giao dịch thành công nhất.
Trong tương lai, chúng ta sẽ thấy những blockchain khác, với hiệu suất cao và phí giao dịch rẻ tham gia vào đường đua Synthetic Assets. Song song với đó, các giải pháp Layer-2 giải quyết vấn đề mở rộng cho các blockchain Layer-1 như Ethereum cũng là một hướng đi đáng mong đợi.
**Liên hệ với TCoin qua:
Group Chat Telegram: https://t.me/Tcoin101
Channel Telegram: https://t.me/Tcoin101_News
Youtube: https://www.youtube.com/c/TCoin101
Email: Hi@Tcoin101.com
Website: https://tcoin101.com
**Tạo tài khoản qua link giới thiệu của Tcoin để được giảm 10%-30% phí giao dịch nhé:
Sàn Bybit (trading, launchpad): https://partner.bybit.com/b/Tcoin101
Sàn gate (nhiều coin/token): https://www.gate.io/ref/5191699
Sàn Binance (spot): https://accounts.binance.com/en/register?ref=DLXDUYMB
Sàn MEXC (nhiều coin): https://www.mexc.com/vi-VN/register?inviteCode=mexc-Tcoin
Sàn FTX (trading): https://ftx.com/#a=30673615
Sàn Kucoin (trading Api): https://www.kucoin.com/ucenter/signup?rcode=rJUAKH7
Mở tài khoản Cos.tv: https://cos.tv/account/register?invite_code=ADWEV
Telegram (https://t.me/Tcoin101)
Tcoin - Kênh chia sẻ Crypto Kênh chia sẻ về Crypto - https://tcoin101.com