top of page

Stablecoin là gì? Phân loại Stablecoin

Đã cập nhật: 27 thg 7, 2022

Trong thời gian gần đây, có rất nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới tiến hành phát hành và sử dụng đồng Stablecoin. Vậy thì Stablecoin là gì? Có điểm gì đặc biệt? Hãy cùng Tcoin tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!


Stablecoin là gì?


Nếu dịch sát nghĩa, stablecoin là đồng xu (coin) ổn định (stable). Đây là một loại tiền điện tử mã hóa, được phát triển trên blockchain và có cơ chế để đảm bảo giá trị của đồng tiền luôn trong trạng thái ổn định.



Cụ thể, stablecoin là một đồng tiền mã hóa phát triển trên nền tảng Blockchain và có giá trị ổn định. Đây là đồng tiền được thiết kế để mô phỏng giá trị của các đồng tiền fiat như đồng USD hoặc EURO. Một trong những đặc trưng của đồng tiền này là nó mang tính chất toàn cấu, ít biến động và phi tập trung, không qua trung gian hay bị bất cứ một tôt chức nào chi phối.


Stablecoin giải quyết vấn đề gì trong Crypto?



Giá trị của phần lớn các đồng tiền mã hóa trên thị trường, đặc biệt là Bitcoin thì luôn luôn dao động, luôn có những sự chuyển đổi, biến động theo từng ngày. Và để duy trì sự ổn định trong thị trường tiền mã hóa, Stablecoin ra đời.

  • Đối với nhà giao dịch hay nhà đầu tư: họ có thể chuyển tài sản của mình sang Stablecoin để duy trì sự ổn định, tránh khỏi những biến động trên thị trường tiền điện tử mà không nhất thiết phải đổi sang Fiat.

  • Đối với các cửa hàng: khi sử dụng Stablecoin sẽ làm cho quá trình mở rộng và phát triển tiền điện tử trở nên dễ dàng hơn. Bởi rất khó để các công ty, doanh nghiệp nào có thể chấp nhận thanh toán bằng 1 loại Crypto có sự biến động lớn, dao động thường xuyên từ 20% – 30% giá trị trong một thời gian ngắn. Cũng vì lẽ đó mà Stablecoin ra đời để duy trì sự ổn định và sự phát triển bền vững của đồng tiền điện tử.

  • Đối với người lao động: Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp tiến hành trả lương cho người lao động bằng tiền mã hóa. Tuy nhiên, sẽ rất khó cho người lao động khi nhận lương hôm nay và ngày mai, ngày kia có thể giá trị đồng tiền mất đi 10% - 20%. Để người lao động có thể yên tâm hơn và để giá trị đồng tiền trở nên ổn định thì Stablecoin là một trong lựa chọn tuyệt vời nhất.

Có thể thấy rằng, Stablecoin có mức độ quan trọng vô cùng lớn. Nó như một chiếc cầu nối giữa thị trường điện tử với thị trường tài chính truyền thống.


CEO của Shapeshift – Erik Voorhees đã nhận định rằng:

Stablecoins are important in the same way that a bridge is important. You may not care much about the bridge, but without it, the beautiful land beyond is much harder to get to”.

(“Stablecoin quan trọng giống như cách mà một cây cầu quan trọng. Bạn có thể không quan tâm lắm đến cây cầu, nhưng không có nó, vùng đất đẹp đẽ bên kia khó đến hơn rất nhiều ”)


Tầm quan trọng của Stablecoin trong thị trường Crypto



Hiện nay, nhu cầu giao dịch, lưu trữ, đầu tư vào tiền mã hóa là rất lớn với con số vốn hóa hiện tại là 1700 tỷ USD, một mức độ luân chuyển dòng tiền rất lớn. Nhưng một trong những bất cập phải kể tới trong quá trình giao dịch tiền mã hóa là các đồng tiền fiat hầu hết đều không được các sàn giao dịch hỗ trợ. Chính vì lẽ đó mà nếu Stablecoin không tồn tại thì mọi người dùng nếu muốn thực hiện giao dịch đều phải thực hiện hành động chuyển đổi tiền fiat của quốc gia mình sang USD (vì USD được chấp nhận trên toàn thế giới như một loại tiền thanh toán), sau đó tiếp tục trao đổi thông qua một cơ quan trung gian như ngân hàng với chi phí cao, thủ tục phức tạp,…Nhà đầu tư phải trải qua hàng loạt những công đoạn phức tạp thì mới có thể tham gia giao dịch các đồng coin/token trên thị trường. Vì lẽ đó mà Stablecoin với sự kết hợp giữa công nghệ blockchain và sự ổn định của fiat đóng vai trò vô cùng quan trọng trên thị trường Crypto.

  • Một tài sản lưu trữ ổn định cho các nhà đầu tư trong thời gia thị trường điều chỉnh hay biến động.

  • Một tài sản được sử dụng để kết nối các nhà đầu tư với nhiều đồng tiền mã hóa khác nhau.

  • Cầu nối giữa thị trường tiền mã hóa và thị trường tài chính truyền thống (sử dụng tiền fiat)


Đặc tính của một Stablecoin


Để trở thành một Stablecoin thì cần phải sở hữu những đặc tính sau:

  • Giá cả ổn định

  • Có khả năng mở rộng

  • Tính bảo mật cao

  • Phi tập trung

Đây là một trong những mục tiêu mà hầu hết tất cả các đồng tiền mã hóa trên thị trường Crypto đều hướng đến. Tuy rằng hiện nay chưa có đồng tiền nào có thể đáp ứng trọn vẹn các tiêu chí trên nhưng đã xuất hiện những dự án phát triển hướng tới vfa dần thực hiện được những đặc tính này.


Phân loại Stablecoin


Hiện tại, stablecoin được biết tới với 4 loại chính, bao gồm:

  • Fiat – backed Stablecoin (Đồng tiền được hỗ trợ bởi tiền Fiat)

  • Commodity – backed Stablecoin

  • Crypto – backed Stable coin (Đồng tiền được đảm bảo bởi thị trường Crypto)

  • Algorithmic Stablecoin (Đồng tiền không cần tài sản thế chấp)


Fiat – backed Stablecoin (Đồng tiền được hỗ trợ bởi tiền Fiat)


Đây là kiểu stablecoin phù hợp nhất dành cho người mới bắt đầu với đặc thù đơn giản và mang tính truyền thống.


Tại đây, khi sử dụng thì đơn bị phát hành một tài sản nợ thông qua một bên thứ ba uy tín đứng ra bảo lãnh và bên này sẽ có nhiệm vụ quy đổi một đồng Stablecoin sang 1 dạng tài sản khác. Cụ thể, đây là một cách quy đổi các tài sản mã hóa sang USD theo tỉ lệ 1:1. Chúng còn được gọi là những Stablecoin được tiền fiat đảm bảo.


Đứng trước những biến động của thị trường Crypto thì Stablecoin là tài sản nợ luôn luôn đứng vững, không bị dao động. Bởi đây là đồng tiện được đảm bảo bởi lượng tiền pháp định đang được dự trữ và cho dù thị trường Crypto có sụp đổ thì Stablecoin cũng không bị ảnh hưởng. Đây là một trong những điểm ưu việt mà chỉ Stablecoin này có.


Một ví dụ cụ thể là nếu một đơn vị phát hành có thể nắm giữ 1 triệu USD và phân phổi 1 triệu mã token với giá trị $1 USD mỗi mã. Người dùng có thể tự do giao dịch những stablecoin này với các mã token goặc các loại tiền mã hóa khác vào bất cứ thời gian, địa điểm nào và giá trị quy đổi sẽ tương đương với USD.


Tuy nhiên, rất khó để người dùng xác định rằng thực chất đơn vị phát hành có giữ tiền dự trữ hay không?


Một số đồng Stablecoin điển hình tại loại tiền này là: USDCUSDT


Commodity – backed Stablecoin


Đây là một Stablecoin có cách hoạt động tương tự như Fiat – backed Stablecoin. Nhưng điểm khác biệt nằm ở các giá trị peg của nó:

  • Fiat-backed Stablecoin có peg là các đồng Fiat, điển hình nhất là đô la Mỹ.

  • Commodity-backed Stablecoin có peg là các kim loại quý hiếm, điển hình nhất là vàng và bạc.

Phần lớn Commodity – backed Stablecoin đều lấy giá trị của vàng làm peg.


Hai đồng Stablecoin điển hỉnh của loại tiền này là Tether Gold (XAUT) và PAX Gold (PAXG).


Crypto – backed Stable coin (Đồng tiền được đảm bảo bởi Crypto)


Đây cũng là một kiểu Stablecoin có những nét tương đồng với Stablecoin được đảm bảo bởi tiền fiat. Đối với đồng tiền này thì thay vì sử dụng tiền pháp định (fiat) thì sẽ dùng một đơn vị tiền điện tử mã hóa (crypto) để bảo chứng, hay nói cách khác thì đây là hình thức đảm bảo bằng một tài sản thế chấp.

Điểm nổi bật của loại Stablecoin chính là các ví điện tử sẽ tự động thực thi các hợp đồng thông minh và làm nhiệm vụ xử phạt việc phát hành các đơn vị sai phạm. Từ đó, tạo dựng niềm tin vì người đầu tư có thể kiểm tra các hợp đồng một cách độc lập.


Ví dụ cho loại tiền này để giúp bạn hình dung có thể nói đến như là: để đúc 100 USD của đồng B được neo giá với USD, người đầu tư cần phải thế chấp tài sản tiền điện tử mã hóa tương đương 150 USD. Sau khi có được 100 đồng B, người đó có thể sử dụng tùy ý (đầu tư, chuyển, giữ...) và để lấy lại tài sản thế chấp thì phải hoàn trả 100 đồng B. Nhưng một trong những điểm cần lưu ý tại đây chính là trong trường hợp tài sản thế chấp đã bị tụt giảm giá trị xuống dưới một tỉ lệ đã được quy định, nó sẽ bị thanh lý để tránh thất thoát tài sản.


Về cơ chế cân bằng khi sử dụng loại stablecoin này, khi stablecoin có giá dưới mức được niêm yết, các holders (người nắm giữ token) sẽ được khuyên trả stablecoin để lấy lại tài sản thế chấp, từ đó làm giảm nguồn cung và "ép" giá của nó phải tăng lên lại tỉ giá niêm yết. Ngược lại, khi giá của stablecoin vượt mức niêm yết, người dùng nên tạo token, tăng nguồn cung và từ đó thì giá của token sẽ giảm để quay về trạng thái cân bằng.


Gương mặt điển hình cho loại stablecoin này phải kể đến như: USDT (Tether USD), Dai (DAI), Maker (MKR), nUSD,…


Algorithmic Stablecoin (Đồng tiền không cần tài sản thế chấp)


Đây là một thiết kế cô cùng thú vị vì Stablecoin này không có tài sản đảm bảo nên đây là một thiết kế chứa đựng nhiều tham vọng nhất.


Algorithmic Stablecoin không được hỗ trợ bởi tiền fiat hoặc tiền mã hóa. Thay vào đó, nó hoàn toàn nhờ vào thuật toán và hợp đồng thông minh để quản lý nguồn cung cấp mã token được phát hành.


Về mặt chức năng và chính sách tiền tệ của Algorithmic Stablecoin rất giống với cách ngân hàng trung ương quản lý tiền tệ quốc gia.


Một trong những điểm cần lưu ý khi sử dụng loại tiền này là một hệ thống algorithmic Stablecoin có thể giảm nguồn cung cấp mã token khi giá của Stablecoin giảm xuống dưới giá của đồng tiền fiat mà nó dựa vào. Nếu giá vượt quá giá trị của đồng tiền fiat, mã token sẽ được đưa vào lưu thông để tăng trị của Stablecoin.


Các đồng tiền nổi bật của Algorithmic Stablecoin chính là Basis, Kowala, Carbon Fragments.


Một số Stablecoin nổi bật trong thời điểm hiện nay


Ẩn chứa trong mình những đặc điểm ưu việt, chính vì lẽ đó mà sức ảnh hưởng của stablecoin trên thị trường Crypto hiện nay là không nhỏ. Tại thời điểm hiện tại, những cái tên nổi bật có thể kể đến như:

  • Tether (USDT): Hiện tại đây là Stablecoin dẫn đầu về số lượt sử dụng, truy cập và giao dịch. USDT hiện đang sử dụng cơ chế kiểm toán của CertiK và Fairyproof.

  • USDCoin (USDC): Đứng ở vị trí thứ hai, được sự bảo hộ của tập đoàn Centre, cụ thể là sự hợp tác giữa Circle và Coinbase.

  • Binance USD (BUSD): Xếp vị trí thứ #6 trên thị trường và là đồng tiền được bảo chứng bởi 100% fiat và các tài sản tương đương. Bên cạnh đó, đồng tiền này còn có cơ chế quản lý tập trung và buyback để duy trì sự ổn định của giá token trên thị trường.

  • Dai (DAI): Giữ vị trí thứ #11, Dai hiện đang sở hữu một tỉ giá khá cao trên thị trường giao dịch. Dai được ra đời thông qua hệ thống Dai Stablecoin của Markers (MKR), nó sử dụng giao dịch kí quỹ để đáp ứng với sự thay đổi bất thường của thị trường và bảo toàn giá trị của nó so với các loại tiền tệ lớn trên thế giới.

  • TrueUSD (TUSD): là một trong những Stablecoin được đánh giá cao, TUSD là đồng tiền được kiểm toán bởi CertiK và SlowMist. Đây có thể coi là đồng tiền hứa hẹn sẽ đem tới những bước đột phá trong tương lai. Tại thời điểm hiện tại, vị trí của TUSD đang giữ thứ hạng #39 trên thị trường


Tính ứng dụng của Stablecoin vào các Chain trong thời điểm hiện tại dựa trên đánh giá ở Defi Llama.


Mức độ ứng dụng Stablecoin ngày 12/07/2022 trên Defi Llama

Cập nhập vào ngày 12/07/2022. Lượng phân bổ của Stablecoin vào các chain cụ thể như sau:

  • Ethereum: 62.15%

  • BSC: 8.18%

  • Tron: 7.69%

  • Avalanche: 3.65%

  • Solana: 3.47%

  • Polygon: 2.16%

  • Cronos: 1.61%

  • Waves: 1.13%

  • Fantom: 1.11%

  • Other: 7.98%

Có thể nói, mức độ phủ sóng của stablecoin là khá rộng, chiếm giữ một vị trí cố định đối với thị trường Crypto.


Đánh giá ưu/nhược điểm của Stablecoin



Ưu điểm

  • Tính chất ổn định về giá khi giao dịch

  • Hỗ trợ các nhà đầu tư và trader giảm thiểu tối đa thất thoát, tránh được những biến động khi thị trường giảm giá mà không cần phải đổi sang tiền fiat (USD, VNĐ,…)

Nhược điểm

  • Có khả năng bị Tether thao túng nguồn cung

  • Có xu hướng tập trung hơn là phi tập trung

Có nên đầu tư vào Stablecoin hay không?



Để đưa ra một câu trả lời cụ thể là có hay không thì rất khó. Bởi chúng ta đều nhìn thấy được những điểm ưu việt mà Stablecoin đem lại cũng thấy được những rủi ro mà Stablecoin có thể xảy đến. Đã là hoạt động đầu tư thì đều có tính hai mặt vì vậy là một nhà đầu tư thì bạn nên cân nhắc kĩ trước khi đưa ra quyết định.


Trên đây là một số tìm hiểu, hiểu biết mà Tcoin dành cho bạn. Hi vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho những ai đang có nhu cầu quan tâm, tìm hiểu đến thị trường Crypto.


>> Liên hệ với TCoin qua:

  • Group Chat Telegram: https://t.me/Tcoin101

  • Channel Telegram: https://t.me/Tcoin101_News

  • Youtube: https://www.youtube.com/c/TCoin101

  • Email: Hi@Tcoin101.com

  • Website: https://tcoin101.com

>> Tạo tài khoản qua link giới thiệu của Tcoin để được giảm 10%-30% phí giao dịch nhé:

  • Sàn Bybit (trading, launchpad): https://partner.bybit.com/b/Tcoin101

  • Sàn gate (nhiều coin/token): https://www.gate.io/ref/5191699

  • Sàn Binance (spot): https://accounts.binance.com/en/register?ref=DLXDUYMB

  • Sàn MEXC (nhiều coin): https://www.mexc.com/vi-VN/register?inviteCode=mexc-Tcoin

  • Sàn FTX (trading): https://ftx.com/#a=30673615

  • Sàn Kucoin (trading Api): https://www.kucoin.com/ucenter/signup?rcode=rJUAKH7

  • Mở tài khoản Cos.tv: https://cos.tv/account/register?invite_code=ADWEV


11 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Tin tức
Đăng nhập để kết nối với các thành viên
Xem và theo dõi các thành viên khác, để lại bình luận và hơn thế.
bottom of page