Theo như các chuyên gia nghiên cứu thì Việt Nam là thị trường tiềm năng để blockchain "nảy nở" và "sinh sôi".
Tại sao lại như vậy?
Dựa vào các chính sách cởi mở về công nghệ, sự xuất hiện của Hiệp hội Blockchain Việt Nam… là những yếu tố khiến các chuyên gia Hàn Quốc tin rằng thị trường blockchain Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, sự ủng hộ của nhà nước, mặc dù tại Việt Nam chưa có văn bản cụ thể cho blockchain, nhưng với những động thái hiện nay của chính phủ dành cho công nghệ này đang khá tích cực.
Cụ thể đến từ các chủ trương, chính sách đã tạo nhiều cơ hội cho blockchain phát triển.
Từ năm 2020, Bộ Tài chính đã thành lập một tổ nghiên cứu ứng dụng tiền số pháp định (CBDC).
Năm 2021, chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ ban ngành tiến hành nghiên cứu blockchain tại Việt Nam.
Gần đây, vào ngày 31.03.2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, định hướng đến năm 2030, thúc đẩy xây dựng một nền kinh tế vững mạnh thông qua công nghệ.
Nhờ vào những chính sách cởi mở này, Việt Nam đã có nhiều thành quả đầu tiên trong lĩnh vực blockchain, điển hình là sự thành công của các kỳ lân Việt Nam nổi tiếng thế giới.
Tuy nhiên, để có thể phát triển thuận lợi hơn và tạo bứt phá dẫn đầu vị thế công nghệ trong khu vực thì Việt Nam vẫn cần đề xuất các chính sách pháp lý để giúp startup nước nhà phát triển hơn nữa.
Một trong những yếu tố quan trọng đó là Việt Nam có lợi thế là các doanh nghiệp trẻ, cởi mở, nhiều người trẻ tham gia vào lĩnh vực này, nên ngành blockchain Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và năng động.
Tiềm năng phát triển của Việt Nam có chăng cũng là "mảnh đất màu mỡ" để các trader "cày xới" chăng?