Ngày 19/5 và 22/6 vừa qua, giá Bitcoin đột ngột lao dốc và mất đi 55% giá trị chỉ trong vòng một giờ đồng hồ. Một cuộc bán tháo đã diễn ra trên diện rộng khiến cho giá quay trở về mốc 28.805 USD. Trước sự kiện "kinh hoàng" này khiến nhiều người lo sợ về một đợt downtrend năm 2021 đang đến rất gần. Vậy liệu rằng thị trường đã thực sự có dấu hiệu sụp đổ? Hãy cùng Remitano tìm kiếm những góc nhìn đa chiều về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé. Bài viết này sẽ bao gồm một số nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, thị trường đã diễn ra những gì trong sự kiện "flash crash" ngày 19/5 và 22/6 vừa qua? Và nếu so với các đợt downtrend những năm 2013, 2017 thì sự kiện này có những điểm gì tương đồng?
Thứ hai, liệu rằng thị trường có thực sự downtrend giống như cách nhiều nhà đầu tư (NĐT) vẫn nghĩ hay không? Chúng ta sẽ cùng phân tích vấn đề này thông qua các phân tích on-chain và những dữ liệu mà thị trường để lại.
Lưu ý: Những nội dung được đưa ra trong bài viết là những thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau kèm với góc nhìn riêng của tác giả. Nó không đại diện cho bất kỳ một tổ chức nào. Do đó, nó không được xem như là lời khuyên đầu tư trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Độc giả nên xem đây như là những nguồn tư liệu tham khảo cho các quyết định đầu tư của riêng mình. Ngoài ra, số liệu trong bài viết được tổng hợp tại thời điểm viết bài. Con số này có thể sẽ có những thay đổi tại thời điểm độc giả đọc bài viết. Mục lục 1. Sự kiện "flash crash" lịch sử ngày 19/5 2. Sự kiện bán tháo ngày 22/6 3. Một số kịch bản downtrend đã diễn ra 4. Liệu rằng thị trường đã vào giai đoạn downtrend? 5. Nên làm gì trong thời điểm này? 6. Lời kết Sự kiện "flash crash" lịch sử ngày 19/5 #1. NĐT hoảng loạn tháo chạy khỏi thị trường Có lẻ, tính đến thời điểm hiện tại, đã 10 ngày sau sự kiện "flash crash" lịch sử diễn ra nhưng các NĐT vẫn chưa khỏi bàng hoàng. Nếu như vào thời điểm giữa tháng 4/2021, giá BTC có lúc đã lên đến ~65.000 USD, thì giờ đây nhiều NĐT không dám nhìn vào tài khoản của mình. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, giá trị BTC bị thổi bay 54% kéo theo hơn 200 tỷ USD vốn hóa biến mất. Chỉ số Bitcoin Dominance tụt xuống dưới 40%. Chỉ báo Kimchi Premium lên tới 18% ngày 19/5. Một đợt bán tháo trên diện rộng đã diễn ra khiến thị trường gần như mất kiểm soát. Các sàn giao dịch tràn ngập sắc đỏ. Chỉ số Kimchi Premium có thời điểm để lên tới 18% so với mức giá bình quân trên thị trường quốc tế. Chỉ số Kimchi Premium đo lường mức chênh lệch giá BTC tại Hàn Quốc và thế giới. Độc giả muốn hiểu rõ hơn về khái niệm này có thể tham khảo thêm bài viết này tại Remitano. Theo phân tích của Glassnode, tác nhân chính của đợt bán tháo lần này chủ yếu đến từ các NĐT mới tham gia thị trường. Họ được định nghĩa là những người mua và giữ BTC trong thời gian từ 1 - 6 tháng. Sức bán từ các nhóm này đặc biệt tăng cao hơn mức cơ sở dẫn đến việc bán tháo trong khoản thời gian giá giảm mạnh vừa rồi. Những NĐT mới bán BTC đợt 19/5. Nguồn: Glassnode. #2. Hàng loạt sàn giao dịch bị lỗi truy cập Không chỉ riêng các NĐT, các sàn giao dịch cũng phải gánh chịu hậu quả của đợt bán tháo này. Coinbase, Binance hay Kraken,... là những nạn nhân điển hình. Người dùng toàn cầu đã không thể truy cập vào tài khoản của họ trong thời điểm đợt bán tháo này xảy ra. Hơn 3 tỷ USD lệnh long bị thanh lý nhân sự kiện này. Nguồn: bybt.com Hệ thống liên tục bận, truy cập của người dùng bị từ chối. Kết quả dẫn đến việc hàng loạt các hợp đồng tương lai của các NĐT bị "ép buộc" thanh lý mà họ không có cách nào để cắt lỗ. Theo bybt, có tới hơn 3 tỷ USD giá trị của các lệnh long BTC bị thanh lý nhân sự kiện này. Áp lực bán mạnh đẩy giá BTC liên tục mất các mốc hỗ trợ quan trọng. Và cuối cùng, dừng lại trước lực cản ở 30.000 USD. #3. Tâm lý "Sợ hãi cực độ" bao trùm Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử ngày 19/5 được xác định ở mức 21 - Sợ hãi cực độ (Extreme fear). Trước đó một tuần, chỉ số này đang ở mức Tham lam (Greed) với giá trị 73. Chỉ số Sợ hãi & Tham lam ngày 19/5. Tuy nhiên, dường như chỉ số này vẫn chưa thực sự nguội lại. Thời gian gần đây, với hàng loạt tin tức bất lợi được tung ra khiến chỉ số này càng giảm. Tại thời điểm mình viết bài này, chỉ số này đang dừng lại ở mức 18. Chỉ số Sợ hãi và Tham lam của Bitcoin. Nguồn: Alternative. #4. Lượng BTC nạp lên các sàn cao kỷ lục Có một thông tin thú vị là chỉ tính riêng trong ngày 19/5, lượng BTC được nạp lên các sàn giao dịch cao nhất trong 1 năm qua. Gần 170.000 BTC được nạp lên sàn chỉ trong một ngày. Và thông thường, khi BTC được nạp lên sàn nhiều là dấu hiệu của một đợt bán diện rộng. Lượng BTC được nạp lên sàn ngày 19/5 nhiều nhất trong 1 năm qua. Chưa kể, sau sự kiện flash crash xảy ra, BTC vẫn liên tục được đưa lên sàn. Tâm lý lo sợ khiến các NĐT liên tục bán tháo nó để thoát khỏi thị trường. Cụ thể, vào ngày 23/5, có tới gần 10.000 BTC lại được các NĐT đưa lên sàn chỉ trong 1 giờ. 9.644 BTC được đưa lên sàn trong 1 giờ ngày 23/5. Nguồn: Thuan Capital. Có thể thấy, sự kiện flash crash chỉ diễn ra trong khoảng 1 giờ đồng hồ nhưng sức tàn phá của nó thật khủng khiếp. Nó đã làm xáo trộn mọi trật tự thường thấy của thị trường trước đó. Nhiều NĐT đã mất phân nửa tài sản của mình chỉ trong chốc lát. Đó là lý do tại sao họ suy nghĩ đến việc đợt uptrend 2021 đã thoái vị và downtrend lên ngôi. Sự kiện bán tháo ngày 22/6 Trong khi thị trường chưa kịp phục hồi sau đợt flash crash ngày 19/5 vừa qua thì 1 tháng sau đó, một đợt bán tháo khác tiếp tục diễn ra khiến giá Bitcoin rớt về mộc 28.805 USD (trên sàn Binance). Mức giá này thậm chí còn thấp hơn mức thấp nhất trong đợt flash crash ngày 19/5 trước đó. Giá BTC đã giảm khoảng 55,72% từ mức cao nhất vào hồi tháng 4. #1. Xuất hiện tín hiệu Death cross Trước khi đượt sụt giảm giá ngày 22/6 xảy ra, thị trường Bitcoin nói riêng đã chứng kiến sự xuất hiện của tín hiệu Death cross (1). Dường như tín hiệu giảm giá đã hình thành trước đó. Và đúng như dự kiến, giá sau đó đã giảm xuống mức thấp. Tín hiệu Death cross đã xuất hiện vào ngày 19/6. #2. Bitcoin hash rate ở mức thấp Không giống với sự kiện Flash crash trước đó một tháng, lần này chúng ta chứng kiến một sự thay đổi lớn đến từ tỷ lệ hash rate của mạng lưới. Theo thống kê từ Blockchain.com, tỷ lệ hash rate ngày 22/6 dừng lại ở mức 116m TH/s. Con số này ở thời điểm ngày 19/5 là 160m TH/s. Bitcoin hashrate ngày 22/6 ở mức thấp. Nguồn: Blockchain.com. Các lệnh cấm gắt gao từ Trung Quốc được xem như là lời giải đáp cho sự sụt giảm tạm thời này. Thời gian gần đây, chính phủ Trung Quốc ra sắc lệnh cấm các công ty khai thác Bitcoin hoạt động. Một số tỉnh như Tứ Xuyên, Vân Nam,... chính quyền địa phương đã ngừng cung cấp điện cho các xưởng đào Bitcoin. Điều này dẫn đến việc họ phải tắt máy đào và lên kế hoạch chuyển ra khỏi Trung Quốc. Thậm chí, chính phủ Trung Quốc còn yêu cầu các ngân hàng và Alipay không hỗ trợ các hoạt động tín dụng liên quan đến tiền điện tử. Điều này phần nào gây khó khăn cho các sàn giao dịch tại quốc gia tỷ dân này, trong đó bao gồm cả các sàn OTC. Các lần cấm BTC của Trung Quốc. Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc làm điều này. Theo thống kê ở hình trên, từ năm 2013 đến nay, chúng ta đã chứng kiến không ít lần chuyện này xảy ra. Và sau mỗi lần, giá BTC đều ít nhiều chịu ảnh hưởng. Và lần này, sự ảnh hưởng lại chủ yếu đến với những công ty khai thác tại đây. Vậy liệu rằng đây có đúng là dấu hiệu của một đợt downtrend hay không? Chúng ta hãy đối chiếu nó với các đợt downtrend trước đó để thử tìm ra điểm tương đồng nhé. Một số kịch bản downtrend đã diễn ra Thị trường tiền điện tử bắt đầu cách đây khoảng hơn 10 năm. May mắn là nó đủ thời gian để chúng ta có dịp chứng kiến 2 đợt downtrend đã đi qua. Hãy dành chút thời gian để xem lại các đợt downtrend trước có gì đặc biệt nhé. Nếu bạn chưa có cơ hội được chứng kiến những sự kiện này, hình dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nó. Thống kê các đợt downtrend của BTC. Nguồn: CoinMarketCap. #1. Đợt downtrend năm 2012 - 2013 Từ năm 2012 đến 2013, chúng ta đã chứng kiến thấy BTC điều chỉnh ít nhất là 6 lần. Biên độ của các đợt điều chỉnh này dao động từ 32% - 82%. Giá BTC tại thời điểm đó vẫn dao động dưới mức 1.000 USD. Tuy nhiên, tại thời điểm những năm đó, dường như không có quá nhiều thông tin FUD. Có chăng thì chỉ là thời điểm đó mới, nên nhiều mô hình đa cấp (Ponzi) hình thành. Điển hình nhất là vào thời điểm giữa tháng 4/2013, giá BTC mất 82,6% giá trị. Lưu ý rằng, giá BTC lúc này dao động ở mức 50 USD. #2. Đợt downtrend năm 2016-2018 Năm 2016 - 2018, dường như Bitcoin bắt đầu điều chỉnh mạnh mẽ hơn 1 chút. Có tổng cộng 7 lần điều chỉnh với biên độ từ 29% - 87%. Kết thúc chu kỳ này, giá BTC dừng lại ở mức hơn 3.000 USD. Hàng loạt các tin tức bất lợi như việc Trung Quốc cấm Bitcoin hay việc sàn MtGox bị tấn công khiến giá sụt giảm không phanh. Sau vụ hack của sàn Coincheck tại Nhật đã khiến BTC kết thúc chu kỳ tăng trường ở mức 3.200 USD. Như vậy, có thể thấy rằng với mỗi một mùa tăng trưởng, giá BTC đều lên xuống thất thường. Tuy nhiên, có một điểm chung là sau mỗi mùa tăng trưởng, giá đáy của BTC luôn cao hơn mùa tăng trường trước đó. Như vậy, nếu lấy đỉnh của năm 2018 ở mức 20.000 USD thì nếu mua tăng trưởng năm 2021 kết thúc, giá đáy của BTC theo lệ sẽ trên mức này. Tuy nhiên, liệu rằng đây có thực sự là một dấu hiệu downtrend hay chỉ đơn thuần là một đợt điều chỉnh thông thường? Hãy cùng phân tích các chỉ số của thị trường để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này ở phần tiếp theo nhé. Liệu rằng thị trường đã vào giai đoạn downtrend? Trên thực tế, sẽ không có một nhận định nào hoàn toàn chính xác về vấn đề này. Nó sẽ tùy thuộc vào góc nhìn cũng như nhận định của từng NĐT. Tuy nhiên, để cho nhận định đó mang tính khách quan, loại bỏ đi các yếu tố cảm tính thì chúng ta sẽ cùng phân tích một vài chỉ số thể hiện của thị trường để có hiểu rõ hơn về cách thức vận hành của nó nhé. Tổng quan về thị trường Ở phần này, mình sẽ tổng hợp lại tất cả các chỉ số của thị trường để đưa ra các góc nhìn khách quan mà mang tính định tính nhé. #1. Tín hiệu lạc quan từ các chỉ số on-chain Trước hết, on-chain là một bộ chỉ số đo lường các biến động của thị trường Bitcoin nói riêng. Dựa vào các chỉ số on-chain đó, chúng ta có thể đánh giá được động thái hiện tại của thị trường. Và tiếp đến, chúng ta có thể đưa ra các lập luận dự đoán về xu hướng tiếp theo trong tương lai. CryptoQuant và Glassnode là hai công cụ cơ bản được mình sử dụng để thu thập các thông tin ở phần này. Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu kỹ hơn về cách thức sử dụng nó tại bài viết này nhé. #2. Cá voi tích cực thu gom BTC Trái ngược hoàn toàn với tâm lý bán tháo của các NĐT nhỏ lẻ, một vài chỉ số cho thấy cá voi đang tích cực thu gom. Ccá voi hàng khủng như MicroStrategy đã từng công bố họ không bán bất kỳ BTC nào. Tính đến ngày 19/5, MicroStrategy đã và đang sở hữu 111.000 BTC (tương đương 0,5% tổng cung). Sau 3 đợt bán ngày 5 - 6 và 9/5, ví này liên tục thu mua thêm BTC. Nguồn: BitInforCharts. Có một địa chỉ ví BTC đã liên tục thu mua BTC sau sự kiện 19/5 xảy ra. Cụ thể, tính từ thời điểm ngày 19/5 đến nay, ví này đã liên tục thu mua tổng cộng 6.360 BTC. Chỉ tính riêng ngày 19/5 họ đã thu mua 1.803 BTC. Ngày 20/5, theo thống kê từ Glassnode, một lượng BTC trị giá 750 triệu USD đã được chuyển ra khỏi các sàn giao dịch. Không loại trừ việc đó là các giao dịch nội bộ giữa các sàn. Tuy nhiên, ở thời điểm này thì xu hướng cá voi đang thu gom sẽ có phần chính xác hơn. #3. Chênh lệch giá giữa các sàn giao dịch Tại thời điểm flash crash xảy ra, giá trị chênh lệch giữa hai sàn top đầu là Coinbase Pro và Binance đã lên tới 500 USD. Thông thường, Coinbaser Pro được xem là sàn "ruột" của các cá voi trên thị trường. Ngược lại, Binance chủ yếu là dành cho các NĐT nhỏ lẻ. Giá trị 1 BTC thời điểm đó thấp hơn tại Coinb